17 thg 4, 2009

Một số bài toán về chuyển động (tiếp theo)

Thời gian
t = s : v
1) Đoạn đường từ A đến B dài 40km. Một người đi xe đạp khởi hành từ A với vận tốc 32km/giờ đi đến B. Tính thời gian người đó đi từ A đến B.
2) Trên một khúc sông từ bến A đến bến B. Một thuyền máy khi đi ngược dòng từ A đến B thì hết 2 giờ 30 phút. Hỏi khi xuôi dòng từ B về A với vận tốc gấp rưỡi lúc đi thì mất bao nhiêu thời gian?
3) Trên đoạn đường AB dài 33km, một người đi xe đạp khởi hành từ A với vận tốc 15km/giờ để đến B. Hỏi người đó muốn đến B lúc 8 giờ thì phải khởi hành từ A lúc mấy giờ?
4) Lúc 6 giờ 45 phút, Nam đi xe gắn máy khởi hành từ A để đến B với vận tốc 45km/giờ. Trên đường đi Nam dừng lại nghỉ hết 15 phút. Biết A cách B 117km. Hỏi Nam đến B lúc mấy giờ?
5) Sài Gòn cách Biên Hòa 32km. Lúc đầu Nam đi bộ từ Sài Gòn với vận tốc 5km/giờ trong thời gian 24 phút rồi anh đi xe đạp với vận tốc 12km/giờ để đến Biên Hòa. Tính thời gian Nam đi xe đạp.
6) Lúc 6 giờ 45 phút, một người đi ôtô từ Sài Gòn đến Long Hải với vận tốc 46km/giờ. Hỏi đến mấy giờ thì người đó đến Long Hải, biết Sài Gòn cách Long Hải 115km và dọc đường người đó có dừng xe nghỉ lại 30 phút?
7) Nhân ngày nghỉ, Long đi xe đạp về quê cách thành phố 32km. Anh ở lại quê với gia đình trong 6 giờ rồi với vận tốc lúc đầu là 12km/giờ anh trở lại thành phố. Long khởi hành từ thành phố lúc 5 giờ 30 phút thì trở về thành phố lúc mấy giờ?
8) A và B cách nhau 58,5km. Lúc 7 giờ một xe đạp đi từ A đến B. Sau 1 giờ 30 phút đầu đi với vận tốc 12km/giờ, xe đi tiếp với vận tốc 18km/giờ. Hỏi xe đến B lúc mấy giờ?
9) Đoạn đường AB dài 25km. Tèo đi bộ từ A để đến B. Sau khi đi được 1 giờ với vận tốc 5km/giờ thì Tèo đi ôtô trong 30 phút nữa thì đến B. Hỏi nếu Hải đi ôtô ngay từ A thì sau bao lâu sẽ đến B?
10) Cúc đi xe đạp khởi hành từ nhà lúc 6 giờ và đến huyện lúc 8 giờ 30 phút. Cúc ở lại huyện trong 1 giờ 15 phút để lo công việc rồi trở về nhà. Lúc về ngược gió nên vận tốc lúc về chỉ bằng vận tốc lúc đi. Hỏi Cúc về nhà lúc mấy giờ?
11) Một người phải đi một quãng đường từ A đến B dài 63km. Lúc đầu người đó đi bộ với vận tốc 5km/giờ. Sau đó người đó đi xe đạp với vận tốc 12km/giờ. Tính thời gian đi xe đạp và đi bộ biết rằng người đó khỏi hành từ A lúc 5 giờ và đến B lúc 12 giờ.

Một số bài toán về chuyển động (tt)

QUÃNG ĐƯỜNG
s = v t
1) Một người đi xe đạp từ A đến B hết 2 giờ 15 phút. Biết vận tốc của người đi xe đạp là 12km/giờ.
a. Tính đoạn đường từ A đến B.
b. Muốn đến B lúc 9 giờ 30 phút thì người đó phải khởi hành từ A lúc mấy giờ?
2) Tuấn đi xe đạp từ Sài Gòn lúc 6 giờ 45 phút với vận tốc 12,5km/giờ để đi Biên Hòa. Tuấn đến Biên Hòa lúc 9 giờ 9 phút. Hỏi Sài Gòn cách Biên Hòa bao nhiêu km?
3) An đi từ thành phố về quê. An đi xe đạp trong 45 phút. Sau đó An đi xe lửa trong 2 giờ 30 phút. Xuống xe lửa anh còn phải đi bộ trong giờ nữa mới tới nơi. Biết vận tốc xe đạp là 12km/giờ, vận tốc xe lửa là 45km/giờ và vận tốc đi bộ là 5km/giờ. Hỏi:
a. An đã đi tất cả bao nhiêu km?
b. An về nhà lúc 10 giờ 30 phút thì anh đã khởi hành từ thành phố lúc mấy giờ?
4) Một người đi xe gắn máy khởi hành từ nhà lúc 6 giờ 15 phút với vận tốc 32km/giờ và đến 10 giờ 30 phút thì tới thành phố. Trên đường người đó nghỉ 2 lần, một lần 40 phút và một lần 35 phút. Hỏi đường từ nhà lên thành phố dài bao nhiêu km?
5) Lúc 6 giờ 30 phút, Nam khởi hành từ A bằng ôtô với vận tốc 48km/giờ để đến B. Nam đến B lúc 7 giờ 45 phút. Tính đoạn đường AB.
6) Gò Công cách Sài Gòn 62km. Lúc 6 giờ 38 phút, Sơn đi ôtô từ Sài Gòn về Gò Công với vận tốc 54km/giờ. Đến 7 giờ 40 phút thì xe bị hỏng máy. Hỏi chỗ bị hỏng máy cách Gò Công bao nhiêu km?
7) Tèo đi từ A lúc 6 giờ và dự tính đến B lúc 7 giờ 30 phút. Nhưng sau khi đi được 15km thì phải quay lại lấy giấy tờ để quên, do đó Tèo đến B lúc 8 giờ 15 phút. Tính quãng đường AB.
8) Lúc 6 giờ, một người đi từ A bằng xe máy với vận tốc 36km/giờ để đến B. Đến B anh nghỉ lại 1 giờ 30 phút rồi quay trở về A bằng xe đạp với vận tốc 12km/giờ và đến 10 giờ 50 phút thì về đến A. Tính đoạn đường AB.
9) Tí dự tính đi từ A đến B trong thời gian 4 giờ. Nhưng vì muốn đến B sớm hơn dự tính 30 phút nên Tí phải tăng vận tốc thêm 8km mỗi giờ. Tính đoạn đường AB.
10) Nam dự tính đi từ A lúc 6 giờ để đến B lúc 7 giờ. Nhưng anh muốn đến B lúc 6 giờ 45 phút nên đã tăng vận tốc thêm 5km/giờ. Tính đoạn đường AB.
11) Một ôtô đi từ A đến B mất 6 giờ. Nếu mỗi giờ ôtô đi nhanh hơn 10km thì đi từ A đến B chỉ mất 4 giờ. Tính đoạn đường AB.

Một số bài toán về chuyển động

VẬN TỐC:
v = s : t
s: quãng đường (km)
t: thời gian (giờ)
v: vận tốc (km/giờ)

v= s : t
s = v t
t = s : v
BÀI TẬP NGÀY 13,14/3
1) Đoạn đường AB dài 130,5km. Một ôtô chạy từ A đến B hết 2 giờ 15 phút. Tính vận tốc của ôtô theo đơn vị km/giờ?
2) Đoạn đường AB dài 130,5km. Một ôtô chạy từ A đến B hết 2 giờ 25 phút. Tính vận tốc của ôtô theo đơn vị km/giờ?
3) A cách B 42km. Lúc 6 giờ 15 phút một người đi xe đạp khởi hành từ A và đến B lúc 9 giờ 45 phút. Tính vận tốc của người đi xe đạp?
4) Một ôtô khởi hành từ A lúc 7 giờ 15 phút để đến B. Dọc đường ôtô đã dừng lại nghỉ hết 45 phút và đã đến B lúc 10 giờ 15 phút. Biết quãng đường AB dài 105km, tính vận tốc của ôtô?
5) Một ôtô khởi hành từ A lúc 7 giờ 15 phút để đến B. Dọc đường ôtô đã dừng lại nghỉ hết 40 phút và đã đến B lúc 10 giờ 15 phút. Biết quãng đường AB dài 105km, tính vận tốc của ôtô?
6) Mỗi ngày Bảo phải bơi một đoạn sông từ A đến B dài 4500m. Bảo bắt đầu bơi lúc 16 giờ 45 phút và đến nơi lúc 17 giờ 30 phút. Hỏi mỗi giờ Bảo bơi được bao nhiêu km?
7) Sáng nay, Nam phải dự họp lúc 8 giờ tại một nơi cách nhà 32km. Lúc 7 giờ anh lấy xe ra đi thì phát hiện xe hư. Anh phải sửa mất 20 phút. Hỏi Nam phải chạy xe với vận tốc là bao nhiêu km/giờ để đến họp đúng giờ?
8) Nga phải đi một đoạn đường từ A đến B dài 140km. Lúc đầu Nga đi bằng xe đạp trong 1 giờ 20 phút, sau đó Nga đi bằng xe máy trong 2 giờ nữa thì tới B. Tính vận tốc xe đạp và vận tốc xe máy, biết vận tốc xe máy gấp 4 lần xe đạp?
9) Nam đi từ A đến B bằng xe đạp thì mất 7 giờ. Nếu Nam đi bằng xe máy có vận tốc lớn hơn xe đạp 16km/giờ thì chỉ mất 3 giờ. Tính vận tốc của xe máy và xe đạp.

3 thg 3, 2009

Một số bài toán về Hình hộp chữ nhật và Hình lập phương

Trong chương trình HK2, các bạn đã làm quen với hình học không gian qua hai loại hình chính. Đó là hình hộp chữ nhật và hình lập phương. Sau đây là một số công thức chúng ta cần phải nắm để làm được các bài tập có liên quan.

Công thức diện tích hình hộp chữ nhật:

1) Diện tích xung quanh: Sxq

Chu vi đáy = (dài + rộng ) x 2

Sxq = Chu vi đáy x chiều cao

--> Chu vi đáy = Sxq : chiều cao
-->
Chiều cao = Sxq : chu vi đáy


2) Diện tích toàn phần: Stp

Stp = Sxq + 2 x Sđáy

Sđáy = dài x rộng

· Lưu ý: Diện tích toàn phần thì tính luôn cả 6 mặt của hình hộp nhưng với trường hợp hình hộp mất đi một mặt đáy thì lúc đó công thức chỉ còn là:

Stp = Sxq + Sđáy

3) Thể tích: V

V= Sđáy x cao = dài x rộng x cao

--> Sđáy = V : cao

---> cao = V : Sđáy

Công thức tính diện tích hình lập phương:

1) Diện tích xung quanh:

Sxq = S1mặt x 4 = cạnh x cạnh x 4

S1mặt = cạnh x cạnh

2) Diện tích toàn phần:

Stp = S1mặt x 6 = cạnh x cạnh x 6

3) Thể tích: V

V= Sđáy x cạnh= cạnh x cạnh x cạnh

Sđáy = V : cạnh
*BÀI TẬP VỀ DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN.

1) Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 3,2dm, chiều rộng 0,5m và chiều cao 15cm. Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp đó.

2) Một khối lập phương có diện tích xung quanh là 36dm2. Tính diện tích toàn phần và thể tích khối đó.

3) Một cái hộp hình lập phương có chu vi đáy 10,4dm. Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần cái hộp đó.

4) Một căn phòng hình hộp chữ nhật có chiều dài 9m, chiều rộng kém chiều dài 3m và chiều cao dài 4m. Người ta cần quét vôi tường và trần nhà trong căn phòng đó. Hỏi diện tích cần quét vôi là bao nhiêu, biết tổng diện tích các cửa và cửa sổ là 11,25m2?

5) Một cái thùng không nắp dạng hình hộp chữ nhật, chiều rộng bằng 3/5 chiều dài và kém chiều dài 1,2m, chiều cao dài 1,5m. Người ta sơn cả mặt trong và mặt ngoài của thùng, cứ 2m2 thì hết 0,5kg sơn. Tính lượng sơn đã sơn xong cái thùng đó.

6) Hải cần làm 2 cái thùng hình lập phương bằng sắt không có nắp cạnh 2,4m. Hỏi:

a) Hải phải cần bao nhiêu m2 sắt?

b) Hải tính sơn cả bên trong và bên ngoài 2 cái thùng đó thì phải mua bao nhiêu kg sơn, biết rằng cứ 20m2 thì cần 5kg sơn?

7) Một cái thùng dạng hình hộp chữ nhật có chiều rộng 4dm, chiều cao 3,5dm và diện tích một đáy là 70dm2. Tính diện tích toàn phần của cái thùng đó.

BÀI TẬP LIÊN QUAN ĐẾN THỂ TÍCH

1) Ngöôøi ta döï ñònh xaây moät caên phoøng hình hoäp chöõ nhaät coù theå chöùa ñöôïc 500 ngöôøi. Phoøng ñoù daøi 25m, roäng 15m. Hoûi ngöôøi ta phaûi xaây phoøng ñoù cao bao nhieâu meùt? Bieát raèng moãi ngöôøi caàn 3m3 khoâng khí.

2) Moät caùi thuøng saét hình hoäp chöõ nhaät, hieän ñang chöùa ñaày nöôùc. Thuøng coù chieàu daøi 25cm, chieàu roäng baèng 3/5 chieàu daøi, chieàu cao baèng trung bình coäng chieàu daøi vaø chieàu roäng. Hoûi thuøng ñoù ñang chöùa bao nhieâu lít nöôùc? (1dm3 = 1l)

3) Moät caùi beå hình hoäp chöõ nhaät coù chieàu daøi 2m, chieàu roäng 1,5m. Beå khoâng coù nöôùc, ngöôøi ta phaûi ñoå vaøo beå 2700l nöôùc thì möïc nöôùc trong beå cao ñeán 3/4 beå. Tính chieàu cao caùi beå.

4) Moät caùi beå nhoû hình hoäp chöõ nhaät coù chieàu daøi 4,5dm. Möïc nöôùc trong beå hieän cao 0,3dm. Ngöôøi ta thaû vaøo beå moät khoái saét coù theå tích 4,608dm3 thì möïc nöôùc daâng cao ñeán 0,62dm. Tính chieàu roäng cai beå nhoû ñoù.

5) Moät caùi beå chöùa nöôùc hình hoäp chöõ nhaät daøi 2m, roäng 1,5m, cao 1,2m. Beå hieän chöùa ñaày nöôùc, ngöôøi ta laáy ra 45 thuøng nöôùc moãi thuøng 20l. Hoûi möïc nöôùc trong beå baây giôø coøn cao bao nhieâu?

6) Moät caùi beå hình laäp phöông caïnh 1,5m. Beå khoâng coù nöôùc, ngöôøi ta ñoå vaøo 63 thuøng nöôùc, moãi thuøng 25 lít nöôùc. Hoûi möïc nöôùc trong beå coøn caùch mieäng beå bao nhieâu meùt?
7)
Moät beå nöôùc hình laäp phöông caïnh 1,6m. Beå ñang chöùa ñeán 3/5 beå. Ngöôøi ta gaùnh nöôùc ñoå vaøo beå, moãi gaùnh 32 lít nöôùc. Hoûi phaûi ñoå vaøo beå bao nhieâu gaùnh nöôùc ñeå beå ñaày?

8) Moät caùi beå hình laäp phöông caïnh 1,4m. Beå hieän ñang ñaày nöôùc, ngöôøi ta bôm heát nöôùc töø beå naøy sang moät beå thöù hai khoâng coù nöôùc hình laäp phöông caïnh 2m. Hoûi möïc nöôùc trong beå thöù hai coøn caùch mieäng beå bao nhieâu meùt?

9)Moät caùi thuøng hình laäp phöông caïnh 1,2m. Thuøng chöùa ñaày nöôùc. Ngöôøi ta boû vaøo thuøng moät khoái saét hình laäp phöông caïnh 0,6m thì nöôùc trong thuøng traøo ra. Hoûi:

a. Soá nöôùc trong thuøng traøo ra laø bao nhieâu lít?

b. Sau ñoù ngöôøi ta laáy khoái saét ra thì möïc nöôùc trong thuøng cao bao nhieâu?

Mời các bạn làm bài lời giải cho tất cả các bài này sẽ có sớm nhất vào tuần sau! Chúng ta cùng cố gắng nhé!